Các loại máy của đồng hồ đeo tay
Các loại máy của đồng hồ đeo tay
1. Quartz Movement (Đồng hồ thạch anh)
- Khái niệm chung: Đồng hồ thạch anh (Quartz) là một loại đồng hồ với cơ chế điều động bằng một “tinh thể thạch anh”. Tinh thể dao động khi được đặt trong một điện trường, nhờ đó cung cấp năng lượng cho đồng hồ. Đồng hồ thạch anh là loại đồng hồ hợp túi tiền nhất hiện nay. Đồng hồ thạch anh chủ yếu chạy bằng pin.
Phân loại theo nơi sản xuất:
- Máy Thụy Sỹ (Swiss EB, Swiss Movement): Là loại máy có độ chính xác và độ bền cao, chất lượng tốt và thường được lắp cho các đồng hồ thời trang cao cấp giá bán rất đắt. Chính vì vậy, mặc dù có nhiều thương hiệu đồng hồ không phải ở tại Thuỵ sỹ nhưng vẫn được đóng dấu Swiss movement ở mặt số hoặc đáy của đồng hồ. Để làm được việc này thương hiệu đó phải đảm bảo các quy định như: Có từ trên 70% chi tiết, linh kiện máy đồng hồ được sản xuất tại Thuỵ sỹ, máy đồng hồ phải được lắp ráp tại Thuỵ Sỹ, máy đồng hồ phải được kiểm tra chất lượng tại Thuỵ Sỹ trước khi phân phối ra thị trường.
- Máy Nhật Bản (Japan Movement, Japan Quartz): Là loại máy được sản xuất tại Nhật Bản hoặc được ủy nhiệm sản xuất bởi các hãng đồng hồ Nhật Bản. Chất lượng của các loại đồng hồ này rất tốt và giá bán tương đối hợp lý.
- Máy Đài Loan và Trung Quốc: Độ chính xác không cao, độ bền thấp, giá thành rẻ và thường được sử dụng để lắp đặt cho các loại đồng hồ rẻ tiền, đồng hồ nhái, đồng hồ giả “FAKE”.
2. Automatic Watch (Đồng hồ tự động)
- Khái niệm chung: Là loại máy đồng hồ chạy bằng năng lượng từ dây cót không sử dụng PIN
* Phân loại: Có 2 loại đồng hồ tự động phổ biến hiện nay:
- Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Loại đồng hồ mà người đeo phải dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót vào khoảng thời gian nhất định thường được qui định bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu ngày (Số vòng vặn để lên dây cót tùy thuộc vào từng loại đồng hồ).
- Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ được lên dây cót nhờ chuyển động cánh tay của người đeo. Dựa trên nguyên tắc lực hút của trái đất, một rôto xoay và truyền năng lượng của nó cho lò xo qua một cơ chế thích hợp. Điều này có nghĩa là đồng hồ không cần nạp lại năng lượng bằng tay và, không giống một đồng hồ thạch anh, nó không cần sử dụng pin. Hệ thống này do nhà phát minh người Thuỵ Sĩ Abraham-Louis Perrelet phát minh ra vào thế kỷ 18. Các máy đồng hồ thường là có nhiều chân kính như 17, 21, 25. Hai loại máy đồng hồ cơ “Automatic” trên phổ biến nhất hiện nay thường là của Thuỵ Sỹ (Sử dụng cho đồng hồ cao cấp) hay của Nhật Bản (Sử dụng cho các đồng hồ chất lượng tốt).
* Lưu ý khi sử dụng đồng hồ Automatic:
- Đối với đồng hồ Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Khi lên dây cót, người dùng chỉ vặn núm vừa tầm (cảm thấy căng tay) hoặc đếm số vòng xoay khoảng 10 – 15 vòng là được. Nếu vặn quá căng hoặc hết cỡ có thể đứt dây cót hay làm rối dây tóc của bộ máy, gây hư hỏng máy.
- Đối với đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót khi người đeo chuyển động cánh tay nhưng người sử dụng phải thường xuyên đeo đồng hồ. Tuy nhiên để đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót” chạy bền hơn với thời gian chờ khi không đeo lâu hơn, hàng tuần bạn nên lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vặn núm và cũng chỉ nên vặn tối đa 10 – 15 vòng cho một lần/1 tuần.
>>>Xem các mẫu đồng hồ nam thời trang giá rẻ khác tại Shop đồng hồ nam định